無効なURLです

無効なURLです。
プログラム設定の反映待ちである可能性があります。
しばらく時間をおいて再度アクセスをお試しください。

Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng và an ninh trong những năm tới

Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng

Giáo dục quốc phòng và an ninh trong những năm tới

I Phương hướng trong những năm tới

1.Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục quốc phòng và an ninh

        Đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, Trung tâm sẽ tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt tập trung kết hợp với lồng ghép trong các đợt sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, để các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được mọi đối tượng. Phổ biến Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ quan chức năng trong đơn vị, đồng thời, bám sát đối tượng để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với công tác này, tạo cơ sở để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp

        Công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Quân khu, các cơ sở đào tạo liên quan. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp. Thực hiện tốt cơ chế này không chỉ thiết thực nâng cao chất lượng công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh mà còn góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần đảm bảo chặt chẽ, lấy kết quả thực hiện công tác này là một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của các cấp quản lý. Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp, nhất là các trường đại học khối quân sự phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động tham mưu giúp các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, thường xuyên xây dựng, bổ sung quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tiễn; chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đúng thực tế, không chạy theo thành tích. Thông qua kiểm tra, Trung tâm kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố điển hình tiên tiến trong Giáo dục quốc phòng và an ninh; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, giải quyết dứt điểm vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện

3. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh

        Trung tâm tập trung thực hiện tốt việc rà soát, nắm chắc số lượng cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh thuộc diện phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong mỗi năm học. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng kế hoạch, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, tất cả cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh theo quy định đều được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Cùng với đó, Trung tâm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn đơn vị. Nội dung tuyên truyền, phổ biến bảo đảm phong phú, hình thức đa dạng, phương pháp linh hoạt, phù hợp để sinh viên học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

        Để nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, cán bộ, Trung tâm và Nhà trường cần phối hợp, đẩy nhanh thực hiện đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”. Đồng thời, quán triệt, thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 05-11-2015 quy định tổ chức, hoạt động của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, liên kết Giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; thường xuyên đổi mới phương pháp dạy – học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên theo hướng tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh đã được phê duyệt, coi trọng bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ dạy - học

        Trên cơ sở Quyết định 161/QĐ-TTg, ngày 30-01-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo”, Trường Đại học Tây Bắc cần chủ động bảo đảm kinh phí, ngân sách để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dạy - học; củng cố cơ sở vật chất, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, đáp ứng yêu cầu môn học. Đồng thời, đầu tư hoàn thiện, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm GDQP&AN hiện có cho sinh viên; đầu tư xây mới một số hạng mục công trình đã được phê duyệt, nhằm thu hút từ 80% - 90% số sinh viên được tuyển hằng năm và học sinh trên địa bàn vào học tập, rèn luyện tại Trung tâm. Mặt khác, tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu phù hợp với sự phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

II. Giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng và an ninh trong những năm tới

        Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm cả trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Trung tâm cần chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung tâm và Trường Đại học Tây Bắc. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, cùng với tăng cường tuyển chọn, kiểm soát chất lượng đầu vào, Trung tâm cần tập huấn, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng và xây dựng hệ thống những kỹ năng sư phạm cần thiết, như: thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển, định hướng hoạt động, phương pháp truyền đạt, giải quyết các tình huống sư phạm… Mặt khác, tăng cường đổi mới phương pháp, duy trì dự giờ, bình giảng, hội giảng để đội ngũ cán bộ, giảng viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy. Hằng năm, Trung tâm cần tổ chức tốt hội thi giảng viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, xác định đây là một hướng quan trọng để bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, rèn luyện kỹ năng sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; đồng thời, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên học tập, nghiên cứu cập nhật những kiến thức, thông tin mới về quốc phòng và an ninh để không ngừng nâng cao trình độ. Cùng với đó, cơ quan chức năng của các bộ chủ quản cần tham mưu, đề xuất, xây dựng và trình phê duyệt, ban hành các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trung tâm yên tâm, gắn bó với công việc tập trung chuyên môn và nghiệp vụ.

        Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới, nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy - học. Do tính đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thường “khô cứng”, người học dễ nhàm chán, nên Trung tâm cần đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, gắn với đổi phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá cho giảng viên, phương pháp học của sinh viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng sinh viên và sự phát triển của nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Trên cơ sở chương trình quy định, cần chủ động nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung mới nội dung, số liệu. Bên cạnh đó, cần hết sức tránh việc lợi dụng “đổi mới” nội dung, chương trình để cho sinh viên “học tủ” một số nội dung kỹ năng quân sự và kiến thức quốc phòng và an ninh để đối phó với công tác kiểm tra, thanh tra, hoặc lấy “thành tích” trong các cuộc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả.

        Bên cạnh đổi mới nội dung, chương trình cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tư duy sáng tạo, tích cực của người học. Theo đó, trước hết cần nâng cao chất lượng soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu, trao đổi, cập nhật, khai thác thông tin, tư liệu trong biên soạn giáo án điện tử, mô phỏng các tình huống chiến đấu, động tác kỹ thuật, chiến thuật bộ binh, trường bắn và đưa những hình ảnh, thông tin mới về hoạt động quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tạo sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người học qua từng chuyên đề, khắc phục lối truyền thụ một chiều theo kiểu độc thoại, tăng tính đối thoại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành và thông qua thực hành để tiếp thu kiến thức lý thuyết. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa trong thời gian sinh viên học tập như: tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, nói chuyện truyền thống, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao và tham gia các hoạt động xã hội,... giúp sinh viên tiếp thu kiến thức từ thực tế, gắn học đi đôi với hành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

        Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, học liệu, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy - học.  Hằng năm, lưu lượng sinh viên phân luồng vào Trung tâm ngày một tăng, trong khi đó ngân sách và điều kiện bảo đảm tăng không nhiều. Thời gian qua, ngoài nguồn ngân sách bảo đảm của Nhà trường, Trung tâm đã chủ động, huy động các nguồn lực khác để đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy học, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giảng đường, thao trường, bãi tập... Tuy nhiên, những cố gắng đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên. Đến nay Trung tâm được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, như: nơi ăn ở, sinh hoạt, khu vui chơi, giải trí, sân chơi thể thao, thư viện; hệ thống giảng đường, thao trường, bãi tập chưa đạt chuẩn, phòng học chuyên dùng thiếu các thiết bị phục vụ dạy - học, mô hình, học cụ còn ít… điều đó đã và đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả Giáo dục quốc phòng và an ninh cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm.

        Thứ tư, chủ động phát huy vai trò tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình tham gia học tập môn giáo dục quốc phòng và an ninh. Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay. Bởi vì, sinh viên là chủ thể của quá trình nhận thức, trực tiếp lĩnh hội, chuyển hoá tri thức chính trị, quân sự, quốc phòng thành nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, chuyển hoạt động dạy học thành tự học. Để phát huy tốt vai trò, tính tích cực tự giác của sinh viên, các cán bộ, giảng viên cần phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm cho sinh viên hiểu rõ vị trí, vai trò của Giáo dục quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp cách mạng mới; tiến hành động viên khen thưởng kịp thời, tạo khí thế và động cơ thi đua học tập, rèn luyện tích cực, khơi dậy tinh thần ham học, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của sinh viên, qua đó hạn chế được những tiêu cực, thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, Trung tâm cần chủ động và duy trì việc thực hiện thu thập thông tin phản hồi từ người học và các đơn vị liên kết đào tạo để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động của Trung tâm để chất lượng Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ngày càng đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ được giao.

                                                                                                                                            T/M TRUNG TÂM GDQP VÀ AN TRƯỜNG ĐH TÂY BẮC

                                                                                                                                             THẠC SỸ. DƯƠNG XUÂN LƯỢNG

Ảnh hoạt động

Truy cập

Liên hệ

0912559662

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhà K6, Trường Đại học Tây Bắc, Tổ 2, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La