無効なURLです

無効なURLです。
プログラム設定の反映待ちである可能性があります。
しばらく時間をおいて再度アクセスをお試しください。

Tự hào 60 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

 

(ANTV) - Sáng nay, 14/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đã long trọng diễn ra Lễ kỉ niệm 60 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự và phát biểu tại buổi lễ.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Phan Văn Khải – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước; Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phạm Vũ Luận – Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng đông đảo lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, ngành T.Ư và địa phương, gần 600 các thầy, cô và 3.000 đại biểu là học sinh trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Buổi lễ được Bộ GD&ĐT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Ban Liên lạc học sinh miền Nam T.Ư phối hợp tổ chức.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm

Năm 1954, sau khi Hiệp định Genevơ được ký kết, đất nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền. Miền Nam là tiền tuyến lớn và miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cách mạng.

T.Ư Đảng và Bác Hồ đã chủ trương thành lập một hệ thống trường dành cho học sinh miền Nam trên đất Bắc để chuẩn bị lực lượng cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Từ năm 1954 – 1975, trải qua hơn 20 năm đã có trên 32.000 con em của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã được đưa ra nuôi dưỡng và dạy dỗ tại các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ôn lại những mốc lịch sử đáng nhớ của hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Đồng thời khẳng định: Bác Hồ không chỉ đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt mà còn thường xuyên chăm lo mọi mặt, dành những tình cảm yêu thương vô bờ bến cho các cháu miền Nam yêu thương, xa nhà.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch nước nhấn mạnh: Giờ đây, thời gian đã lùi xa, chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục, đào tạo cách mạng của nước ta.

Thành tựu to lớn rất đáng tự hào của trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là trong hoàn cảnh hết sức khó khăn thiếu thốn, chiến tranh ác liệt nhưng vẫn có chất lượng giáo dục toàn diện. Đã cung cấp cho đất nước một đội ngũ cán bộ đông đảo có chất lượng cao.

Rất nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, của T.Ư và lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành phố trong cả nước, các tướng lĩnh QĐND, CAND, những nhà khoa học GS, TS, bác sĩ  kỹ sư, nhà văn nhà thơ, nghệ sĩ, nhà báo, các nhà doanh nghiệp có tên tuổi... Không ít anh chị em được vinh dự là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. NGND, NGƯT, NSND, NGƯT, nghệ sĩ tài ba...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. 

Mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc chỉ tồn tại hơn 20 năm và đã cách xa chúng ta hơn 40 năm nhưng những thành tựu và kinh nghiệm của nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu GD&ĐT, phương pháp dạy và học thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, kết hợp học tập kiến thức với rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên, ý thức, động cơ học tập của học sinh, thầy ra thầy, trò ra trò thi đua “dạy tốt, học tốt”... là hết sức bổ ích cần phải được kế thừa và phát huy.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị ngành GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ những thành công của các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp GD&ĐT của đất nước.

Đồng thời, Chủ tịch nước cũng mong rằng các thầy giáo, cô giáo, các anh chị em học sinh miền Nam với tâm huyết và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, phong phú của mình hãy tiếp tục có những đóng góp vào sự nghiệp cao cả này.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: Thành công của mô hình trường học sinh trên đất Bắc và sự trưởng thành của các học sinh miền Nam gắn liền với đóng góp của các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý các trường này. Mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là minh chứng sinh động, sáng suốt, đúng đắn và chính xác của Đảng, Bác Hồ trong hoạch định và tổ chức triển khai chiến lược giáo dục.

Kế thừa truyền thống này ngay từ dịp kỉ niệm 50 năm, 55 năm các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, Bộ GD&ĐT cùng phối hợp với Ban Liên lạc học sinh miền Nam trên đất Bắc và các cơ quan hữu quan đã triển khai, nghiên cứu, đúc rút để áp dụng những kinh nghiệm quý báu có được vào mô hình trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Phổ thông Dân tộc bán trú cũng như các công tác đổi mới giáo dục ngành đang triển khai.

Tập huấn giáo viên, giảng viên Trung tâm GDQP&AN

 

 

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

 MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Ths. Phạm Thành Luân

          Thực hiện Quyết định số 479/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ năm 2018 của Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh, Kế hoạch số 220/KH-BGDĐT ngày 16/4/2018 và kế hoạch số 221/KH-BGDĐT ngày 16/4/2018  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ Giáo dục và Đào tao tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,giảng viên dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh trình độ trung cấp, cao đẳng sư phạm, đại học năm 2018.

          Thực hiện nhiệm vụ tập huấn hàng năm,Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, trường Đại học Tây Bắc đã triển khai thực hiện kế hoạch củaBộ Giáo dục và Đào tạo, cử giảng viên tham gia tập huấn đợt 1 các trường khu vực phía Bắc từ ngày 23/7/2018 đến ngày 27/7/2018 tại Trường Đại học Vinh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Thành phần Trung tâm GDQP&AN, trường Đại học Tây Bắc tham gia tập huấn gồm 5 đồng chí: Đại tá Phạm Ngọc Đàm -Phó Giám đốc Đào tạo, Thượng tá Nguyễn Mạnh Chí - Trưởng Bộ môn Kỹ chiến thuật - Quân sự chung, Thiếu tá Trần Văn Trình - Trưởng Bộ môn Đường lối quân sự; Thạc sỹ Dương Văn Lĩnh - giảng viên, Thạc sỹ Phạm Thành Luân - giảng viên.

          Nội dung lớp tập huấn gồm các vấn đề:Tình hình thế giới, khu vực, trong nước liên quan đến quốc phòng và an ninh Việt Nam và yêu cầu giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay; Chỉ thị số 12/CT-TW của Bộ chính trị ngày 05/3/2007; Phòng chống tội phạm, khủng bố, ma túy bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên; Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và nội dung triển khai thực tế hiện nay; Nội dung các bước triển khai di chuyển học sinh, sinh viên ra các điểm sơ tán bí mật khi có chiến tranh; Phương pháp giảng bài bắn súng bằng máy bắn tập; Kiểm tra các bài bắn súng tiểu liên AK đối với giáo viên, giảng viên, bắn súng K54 cho sỹ quan biệt phái; thăm quan di tích cách mạng tại bảo tàng Quân khu 4.

          Qua đợt tập huấn quốc phòng - an ninh năm 2018, đoàn tập huấn đã cập nhật nhiều kiến thức về quân sự, quốc phòng, an ninh; tình hình thế giới và khu vực liên quan đến quốc phòng và an ninh của Việt Nam hiện nay. Đã cập nhật nhiều nội dung mới theo thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho cán bộ nắm chắc hơn về hướng dẫn chỉ đạo và công tác giảng dạy của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Hoàn thành tốt kiểm tra bắn súng, bài thu hoạch đúng thời hạn của Ban tổ chức.

          Qua chương trình tập huấn, đoàn tập huấn đã triển khai nội dung tập huấn,các chương trình mới đối với môn học Quốc phòng - An ninhtới toàn thể cán bộ, giảng viên Trung tâm để cán bộ, giảng viên Trung tâm nắm được nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh năm 2018 theo định hướng của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo để vận dụng thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.

Tên tác giả

Ảnh hoạt động

Truy cập

Liên hệ

0912559662

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhà K6, Trường Đại học Tây Bắc, Tổ 2, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La