Giới thiệu chung
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh sinh viên Tây Bắc được thành lập theo quyết định số XX/QĐ-BGD của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vị chủ chốt của Trung tâm là đào tạo, huấn luyện quân sự cho học sinh, sinh viên và tăng cường thế phòng thủ khu vực Tây Bắc.
Nội quy hoạt động
Nội quy hoạt động của Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh sinh viên Tây Bắc quy định về thời gian, cách thức tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện. Yêu cầu các học viên trong đơn vị nắm rõ nội quy, thực hiện đúng trong quá trình học tập và rèn luyện.
Tin tức
ĐẠI HỘI CHI BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2025-2027
ĐẠI HỘI CHI BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LẦN THỨ...
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC: 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC: 20 NĂM...
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHÀO MỪNG XUÂN MỚI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHÀO MỪNG XUÂN MỚI Cứ mỗi mùa...
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024): Lan tỏa...
NGÀY THỐNG NHẤT NON SÔNG
MỐC SON LỊCH SỬ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
Chiến tranh đã trôi qua gần 50 năm, song trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam vẫn nhớ như in những hình ảnh, những tiếng hô vang về ngày thống nhất non sông của lớp thế hệ cha anh được sống được cống hiến cho Tổ quốc trong thời kỳ chiến tranh. Là những người con của Quê hương được sinh ra trong thời bình, thế hệ 8x, 9x chúng tôi không biết đến tiếng súng, không biết chiến tranh là gì, nhưng chúng tôi luôn tự hào và hãnh diện về Tổ quốc, về những người cha, người chú, người anh, người chị đã không tiếc nuối máu xương, hi sinh cả tuổi thanh xuân để Đất nước có được ngày hôm nay. Qua những lời kể của các bậc cha chú, của các Thầy cô giáo với những trang sách lịch sử hào hùng, những bộ phim tài liệu...chúng tôi càng thêm yêu, quý trọng những gì mà cha anh đã cống hiến và sẽ nhớ mãi những mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.
Trong lịch sử dựng Nước và giữ Nước dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với nhiều kẻ thù sừng sỏ đến từ nhiều Quốc gia khác nhau trên thế giới. Với tinh thần quật khởi, ý chí mãnh liệt, quyết không để quân thù cướp nước, các thế hệ cha ông đã làm nên nhiều chiến thắng, nhiều mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc đã được cả thế giới ghi nhận. Chiến tranh đã lùi xa, sự nghiệp Cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn, nhưng Chiến thắng 30/4 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi người dân Việt Nam trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của Dân tộc. Một lần nữa ngược dòng lịch sử để cảm nhận sâu sắc hơn những dấu ấn, những hi sinh, những thành quả mà cha ông đã giành được trong chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975.
Trong quá khứ lãnh thổ Việt Nam từng bị chia cắt nhiều lần nhưng đáng kể nhất là hai lần chia cắt: Lần chia cắt lần một là lần chia cắt thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1600-1787), lần một bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi triều đình nhà Hậu Lê và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh; Lần hai là lần chia cắt thời Chiến tranh Việt Nam (1954-1976), lần này bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 và Việt Nam thống nhất trong hòa bình về mặt Nhà nước ở năm 1976. Trên danh nghĩa thì Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt. Vào thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn phân tranh thì hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lê và Hoàng đế nhà Lê vẫn được cả chúa Trịnh - chúa Nguyễn công nhận là vua cai trị toàn bộ nước Việt Nam. Lần chia cắt thời chiến tranh Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được coi là biên giới quốc gia hay nhà nướcchính trị mà chỉ là ranh giới hòa bình tạm thời giữa hai vùng tập kết quân đội chính thức; Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn lúc đó cũng tuyên bố là chỉ có một nước và dân tộc Việt Nam duy nhất dựa trên Hiến pháp và theo ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa Việt Nam.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh với những hi sinh mất mát không thể đo đếm được đã để lại cho dân tộc, cho mọi thế hệ người dân Việt Nam về sau nhiều bài học quý cùng những mốc son chới lọi về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong những chiến thắng oanh liệt đó thì Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là chiến thắng vĩ đại nhất, phản ánh nghị lực phi thường, tinh thần quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và ý chí thống nhất Tổ quốc không gì lây chuyển nổi của dân tộc ta. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất và phát triển của Đất nước ta. Trong từng giai đoạn phát triển của dân tộc, những mốc son lịch sử, những trận đánh oanh liệt của cha anh luôn được Đảng, Nhà nước và mọi người dân ghi nhớ và coi đó là niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam. Để khẳng định điều này Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nêu rõ “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Chiến thắng 30/4/1975 đối với dân tộc Việt Nam không phải là một thắng lợi dễ dàng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn ác đó của đế quốc Mỹ là sự hi sinh mất mát của hàng triệu đồng bào, hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống, hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị san phẳng. Trong cuộc chiến tranh này, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, lẽ phải, chúng ta đã chứng minh cho kẻ thù thấy được sưc mạnh của một dân tộc anh hùng. Có nhiều nguyên nhân tạo nên chiến thắng nhưng trong đó, việc phát huy cao độ truyền thống yêu nước và giương cao ngọn cờ chính nghĩa, đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, khát vọng hòa bình, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một trong những nguyên nhân mang tính quyết định. Đó cũng là thắng lợi của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là một trong những giá trị cao cả của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Sự thật lịch sử về chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã quá rõ ràng, không thể bị phủ nhận, lẫn lộn trắng đen.
Thời gian sẽ dần trôi qua, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam sẽ giành thêm nhiều thành tựu to lớn, song Chiến thắng 30/4 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng đó sẽ mãi là động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi trở ngại, vững bước trên con đường đổi mới, tiếp tục đưa dân tộc Việt Nam đến những thắng lợi huy hoàng, khẳng định vị thế và uy tín trên trường quốc tế, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới. Chúng ta không cho phép bất cứ ai, với danh nghĩa gì được phép xuyên tạc, bóp méo lịch sử Ngày chiến thắng 30/4/1975. Đối với mọi thế hệ người dân Việt Nam sẽ luôn khắc ghi và nhớ về ngày thống nhất, mốc son lịch sử không thể nào quên.
Tác giả: Giảng viên Lò Ngay Xuân
Bộ môn: Kỹ thuật - Chiến thuật – Quân sự chung
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM: 77 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH!
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Lịch sử đã ghi dấu, lần đầu tiên đất nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trải qua 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng; là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; không chỉ làm tròn chức năng đội quân chiến đấu mà còn là một đội quân công tác, lao động sản xuất, xứng đáng với những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Quân đội tham gia chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam
Bước vào thời kỳ mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; không ngừng xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; rèn luyện tính kỷ luật, khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi “Quân Đội nhân dân Việt Nam” anh hùng.
Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi
Quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và Mỹ dành thắng lợi. Thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 38-CT/TW, quyết định lấy ngày 22/12 là thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đây, ngày 22 tháng 12 thực sự trở thành ngày hội truyền thống bảo vệ Tổ quốc, là một ngày hội nhằm tôn vinh và nhân lên giá trị cao đẹp của hình ảnh người “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là dịp để phát huy truyền thống tinh thần yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nhân tố cốt lõi, nền tảng để đất nước ta tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là sức mạnh, sự hội tụ của truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta cũng là tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, được Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tiếp tục quán triệt, coi đó là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Kết quả học tập của sinh viên được lưu trong đường link sau:
https://drive.google.com/drive/folders/1kjINhfGBfA9MxBxhd7KzQB7tB1HgYMZR