無効なURLです

無効なURLです。
プログラム設定の反映待ちである可能性があります。
しばらく時間をおいて再度アクセスをお試しください。

TUYÊN TRUYỀN LỄ KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/1930 - 20/10/2021

Trải qua bao đêm trường thế kỉ của chiến tranh, chống chế độ phong kiến bất công, hình ảnh người mẹ, người chị Việt Nam vẫn luôn sáng ngời rạng rỡ. Họ càng chứng minh được phẩm chất của mình là những đóa sen đẹp dịu dàng, thanh khiết.

Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua những chặng đường dài của lịch sử vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu. Là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Có vai trò người yêu, người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp người Việt. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được dân gian lưu truyền trở nên rất gần gũi và đầy tình yêu thương.

Từ ngàn xưa: Đó là hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh được 100 trứng nở 100 con, vì nghiệp lớn, đưa 50 con lên rừng mở nước, dạy dân dựng làng; bà mẹ Thánh Gióng kiên trì nuôi dạy đứa con “chậm nói, chậm đi” để đến một ngày người con đó trở thành anh hùng của dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên rừng

Đó là Trưng Vương của những năm 40, đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ trong thời kỳ đầu giữ nước, đồng hành cùng Hai Bà còn có sự phụ giúp của 36 nữ tướng kiệt xuất như Lê Chân, Thiều Hoa, Thánh Thiên, Lê Thị Hoa….; Đó là Triệu Thị Trinh cùng anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa năm 248 chống quân Đông Ngô cai trị tàn ác; Thái Hậu Dương Vân Nga là người đàn bà quyền lực của 2 triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của 2 vua; Nguyên phi Ỷ Lan triều Lý, xuất thân từ gia đình nông dân trở thành Hoàng thái hậu; Công chúa Huyền Trân là con gái vua Trần Nhân Tông, được gả cho vua Chiêm Thành (đất nước Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; Công chúa An Tư là con gái út vua Trần Thánh Tông, bà bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn sức giặc, nuôi chí lớn chờ thời cơ đánh giặc; Công chúa Ngọc Hân là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; Công chúa Ngọc Vạn giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn; Bùi Thị Xuân là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu... Đó là những người Phụ nữ được nhiều đời truyền tụng như Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm rất giỏi thơ văn; Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh Quan được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; Thái Hậu Từ Dũ là quý phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức trở thành Thái Hậu. Cùng với biết bao người phụ nữ anh hùng được lưu danh sử sách, chúng ta còn phải nhớ đến bao người phụ nữ khác đã chung tay góp sức dệt gấm thêu hoa làm nên cái đẹp và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Đất nước bước sang trang sử mới. Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Ngày 3/02/1930 Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng ta sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng cho phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20/10/1930 Hội Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử trọng đại này nói lên quan điểm của Đảng ta đối với phong trào của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Hội Phụ nữ được rèn luyện, trưởng thành qua từng thời kỳ cách mạng gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng Việt Nam, với nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp ở từng giai đoạn cách mạng. Đó là: Hội Phụ nữ giải phóng (1930 - 1931); Hội Phụ nữ dân chủ (1936 - 1939); Hội Phụ nữ Phản đế (1939 - 1941); Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (1941 - 1945); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ 1946 đến nay). Từ đây, phụ nữ Việt Nam đã có tổ chức của riêng mình, có vị thế trong lịch sử dân tộc. Ngay sau khi ra đời tổ chức Hội Phụ nữ đã tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng, làm giao thông liên lạc từng bước phát động chị em tham gia đấu tranh chống bọn chủ bóc lột, đòi quyền lợi hàng ngày, tham gia rải truyền đơn, diễn thuyết, cắm cờ cách mạng, tiến lên khởi nghĩa cướp chính quyền góp phần to lớn làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Từ đây, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho toàn dân tộc, đem đến sự đổi mới cho phụ nữ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ xã hội phát huy tài năng tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội... Trong phong trào đấu tranh cách mạng, người phụ nữ Việt Nam càng bừng sáng lên vẻ đẹp trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước đảm việc nhà để chồng con yên tâm đi đánh giặc. Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trước hết là cái đẹp của tâm hồn, rồi từ đó tỏa sáng trong muôn mặt của đời sống xã hội. Đó là cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khó, ác liệt cái đẹp đó càng bừng sáng. Phụ nữ Việt Nam - đó là những phụ nữ ba đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà để chồng con yên tâm đi đánh giặc. Nhớ đến những ngày mùa thu tháng Tám năm 1945, hàng triệu phụ nữ đã có mặt trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, ở một số địa phương, phụ nữ là người chỉ huy khởi nghĩa. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đã đưa phụ nữ từ người dân nô lệ thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, biết bao bà mẹ đã không chỉ một lần gạt nước mắt tiễn chồng con ra trận. Có những bà mẹ đã đào hầm để nuôi giấu cán bộ cách mạng, thức thâu đêm vá áo cho chiến sĩ từ lúc tóc còn xanh cho đến khi phơ phơ đầu bạc. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược luôn in đậm dấu ấn của những nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất; Nhiều chị đã phải đổ mồ hôi xương máu, hy sinh cho tổ quốc khi khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, máu của các chị đã đổ để cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do. Hàng triệu phụ nữ gia nhập dân quân du kích đánh giặc bằng mọi phương tiện có trong tay như "đòn gánh đánh càn" ở miền Bắc, "tầm vông diệt giặc" ở miền Nam. Ở miền Trung ruột thịt, dòng sông oanh liệt Thạch Hãn đã ôm vào lòng hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc khi họ dũng cảm vượt sông dưới làn đạn địch, máu đỏ hòa vào nước, thịt xương tan vào đất, họ mãi mãi nằm xuống cho khát vọng tự do, bom đạn đã cướp đi mười cô gái thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, 12 cô gái Trảng Bom... các chị ra đi vào độ tuổi xuân thì với dang dở bao hoài bão và ước mơ bình dị, sáng trong. Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam cùng lòng anh hùng quả cảm đã đi vào thơ ca, huyền thoại. Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang như chị Nguyễn Thị Chiên, chị Hồ Thị Bi, nữ quân báo Lê Thị Tạo, những tên tuổi còn lưu danh muôn đời đó là: mẹ Suốt, chị Út tịch, các chị Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Trần Thị Lý, Võ Thị Thắng, Nguyễn Thị Hồng Gấm,... Trải qua các thời kỳ vẻ vang của cách mạng, 90 năm qua kể từ ngày thành lập, từ các tổ chức tiền thân đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn giữ vững được vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Qua các giai đoạn và các nhiệm kỳ Đại hội, Hội Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã khởi xướng và phát động các phong trào, các cuộc vận động lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế xã hội nhân văn sâu sắc. Đó là phong trào “Năm tốt” của phụ nữ miền nam, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ miền bắc trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hai cuộc vận động: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học” (1989); hai phong trào: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước” (2002); phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”(2007); Cuộc vận động xây dựng “Mái ấm tình thương„ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (2008); Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (2010).

91 năm qua, được Đảng, Bác Hồ quan tâm, dìu dắt, phong trào phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành và phát triển, tổ chức Hội ngày càng lớn mạnh. Trong từng giai đoạn cách mạng, Hội Phụ nữ luôn luôn có các hình thức vận động thích hợp, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đất nước đặc biệt, sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội để phụ nữ Việt Nam phát huy khả năng và những phẩm chất tốt đẹp đã được xây đắp qua nhiều thế hệ.

Hội Phụ nữ có bước phát triển vượt bậc, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của mọi tầng lớp phụ nữ. Những năm gần đây, Hội tiếp tục hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng hội viên và cấp hội hoạt động. Hội đã phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập”,... góp phần thực hiện các chương trình quốc gia, nhất là chương trình xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong hội viên phụ nữ, nữ cán bộ công chức, viên chức đã nỗ lực thi đua sản xuất, bảo đảm giờ công, ngày công. Đội ngũ trí thức phát huy trí tuệ, hội nhập, có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất và phục vụ đời sống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, Phụ nữ Việt Nam đang góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, lực lượng nữ chiếm tỉ lệ cao trong đội ngũ lao động; tích cực tăng gia, lao động sản xuất, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời nâng tầm cao mới để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới - thời đại đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao động xã hội ngày càng có nhiều nữ giới tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Lực lượng lao động và cán bộ nữ đang được tập hợp, tổ chức, động viên thông qua việc tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc tiếp tục triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động do các cấp, các ngành, các địa phương phát động.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà hội trưởng hội phụ nữ Việt Nam

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động. Ở Việt Nam, cứ 100 cử nhân có 36 nữ, 100 thạc sĩ có 34 nữ, 100 tiến sĩ có 24 nữ. Trong Quốc hội, phụ nữ chiếm hơn 27%, và Việt Nam được đánh giá là nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới. Trong tất cả các ngành, lĩnh vực công tác, phụ nữ đều khẳng định được vị trí, khả năng đóng góp không thua kém gì nam giới. Ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò của phụ nữ cũng đã được khẳng định đúng mức, nhất là trong các chương trình mục tiêu lồng ghép như xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hoá... Về phía gia đình, ngoài các công việc theo thiên chức của mình, phụ nữ là người nặng tình mẫu tử; mang nặng đẻ đau, là người chắp đôi cánh uớc mơ, là nguồn ánh sáng dẫn đường cho những đứa con bay đến chân trời hi vọng. Tình mẫu tử thiêng liêng cũng chính là cội nguồn của mọi tình cảm. Trách nhiệm nặng nề trên đôi vai người phụ nữ là hướng con cái mình đến tương lai một cuộc sống hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. Tình mẫu tử thiêng liêng thổi vào tâm thức người phụ nữ trong xã hội đang phát triển và hội nhập một sức sống mới mẻ, để dần có sự bứt phá về quan điểm, cách nuôi dạy con cái.

Nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, xin gửi tới những người bà, người mẹ, cùng toàn thể chị em phụ nữ những lời chúc tốt đẹp nhất; mãi mãi đại diện của vẻ đẹp đằm thắm và dịu dàng của người phụ nữ Á Đông, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho một gia đình yên ấm, hạnh phúc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước. Phát huy truyền thông tốt đẹp của người phụ nữ Việt nam, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, trong thời gian qua, hội viên Phụ nữ nói chung, đội ngũ nữ cán bộ công chức viên chức nói riêng đã luôn cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn để thực hiện có kết quả các phong trào thi đua, cùng nhau thi đua lao động và công tác giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước; tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào bề nổi, hưởng ứng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Phong trào thi đua yêu nước thường xuyên được chú trọng thực hiện có hiệu quả, có sức sống mạnh mẽ và trở thành hành động cách mạng trong các cơ quan, đơn vị. Phong trào đã thực sự phát huy khả năng lao động sáng tạo của chị em trên tất cả các lĩnh vực, động viên cán bộ nữ thi đua, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thiện mẫu người phụ nữ Việt Nam theo các chuẩn mực của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Bằng nhiều hoạt động thiết thực, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của ngày hội lớn, vận động nữ CNLĐ tích cực tham gia hưởng ứng phong trào; Nội dung tuyên truyền gắn với việc tổ chức các hoạt động chào mừng ngày lễ lớn thông qua sinh hoạt nữ công, chị em cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, về cuộc sống gia đình và xã hội. Đội ngũ nữ CNLĐ trong huyện đã có nhiều đóng góp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, góp phần xây dựng công sở, cơ quan văn hoá. Trên mọi lĩnh vực và cương vị công tác, chị em đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và đức tính tận tụy hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia học tập bằng nhiều hình thức, tự học thực sự trở thành người cán bộ giỏi trong cơ quan, đơn vị, người vợ đảm, dâu hiền trong gia đình, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp; sắp xếp công việc khoa học để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt kết quả cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch. Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế đất nước; nữ CBCC, VC đã biết khắc phục khó khăn để theo học và hoàn thành các lớp lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan học giỏi; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, mỗi chị còn là người mẹ, người vợ đảm đang trong gia đình. Ngoài việc đảm đương tốt công việc chuyên môn, cán bộ công chức nữ còn tham gia và hưởng ứng tích cực các phong trào do các cấp phát động. Nhiệt tình hưởng ứng phong trào văn hóa, văn nghệ, các chương trình do chị em xây dựng được đánh giá cao, tạo được không khí sôi nổi trong các dịp tổ chức hoạt động tập thể.

Tuy vậy, điều để chúng ta cần quan tâm hơn trong thời gian tới là: Các cấp Hội cần phải đổi mới hơn nữa để việc thực hiện các phong trào thi đua đi vào thực chất và có chất lượng cao hơn. Cơ quan, đơn vị tiếp tục tạo điều kiện, Công đoàn cơ sở cần năng động, sáng tạo hơn, hiểu và thông cảm hơn với đội ngũ cán bộ nữ, tổ nữ công cần phát huy được sức mạnh tập thể, tạo điều kiện để nữ CBCC, VC cơ quan và đoàn viên nữ phát huy hết năng lực trong công tác, đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu chung.

Ảnh hoạt động

Truy cập

Liên hệ

0912559662

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhà K6, Trường Đại học Tây Bắc, Tổ 2, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La