無効なURLです

無効なURLです。
プログラム設定の反映待ちである可能性があります。
しばらく時間をおいて再度アクセスをお試しください。

Tuyên truyền kỉ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021)

CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP 

Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã tham gia lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn của dân tộc cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Ông xuất thân là một giáo viên dạy Lịch sử, nhà báo và trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình ông đã từng giữ các chức vụ như: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 04/10/2013) Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam!

Nói về sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông, chúng ta phải đi từ ngày niên thiếu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lòng yêu nước, căm thù giặc đã được hun đúc từ rất sớm và đưa ông đến với những phong trào cách mạng đầu tiên.

Những năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế. Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi Châu sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một Đảng theo chủ nghĩa Dân tộc nhưng có màu sắc Cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung nước ta. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.

Đầu tháng 10 năm 1930, trong cao trào của Xô Viết Nghệ Tĩnh ông bị bắt và giam ở Nhà lao Thừa Phủ (Huế), cùng với vợ là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.

Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX.

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Trong cuộc trường chinh chống Pháp. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “Người nào đánh thắng Đại tá thì phong Đại tá, đánh thắng Thiếu tướng thì phong Thiếu tướng, đánh thắng Trung tướng thì phong Trung tướng, đánh thắng Đại tướng thì phong Đại tướng”. Cùng đợt thụ phong có các đồng chí Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong hàm Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia mà không thể không nhắc đến, đó là:

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:

Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) 
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950) 
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) 
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951) 
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) 
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) 
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) 
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) 
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Hơn 80 mươi năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Dân tộc ta và Quân đội ta. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn. Đại tướng là tấm gương sáng về sự liêm khiết, giản dị, khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn, ham học hỏi, đoàn kết, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Tình thương yêu con người của Đại tướng được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước và đã để lại trong nhân dân Việt Nam cùng bạn bè quốc tế hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời tận tụy hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, không màng chút danh, lợi riêng tư.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hành lời căn dặn của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “Dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết), “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”… coi đó làm phương châm sống và phấn đấu trong suốt cuộc đời. Đại tướng không chỉ thể hiện rõ tư duy độc lập, sáng tạo của một nhà lãnh đạo ở tầm chiến lược mà còn là người tổ chức, hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, mẫu mực; phong cách làm việc khoa học, nguyên tắc nhưng hết sức linh hoạt; luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức; luôn coi trọng thực tiễn, chịu khó học tập, lắng nghe ý kiến hay của quần chúng, của các chuyên gia, nhà khoa học…; luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng Nhân dân, liên hệ và gắn bó mật thiết với Nhân dân; phấn đấu không mệt mỏi xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đem hết trí tuệ, sức lực để hoàn thành tốt mọi công việc của Đảng, Nhân dân và Quân đội giao phó.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị “Đại tướng của Nhân dân”. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là “Người anh Cả” duy nhất của Quân đội ta, xứng đáng là “Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của các Tướng”, “Tổng Tư lệnh biết quý từng giọt máu mỗi chiến binh”. Thế giới cũng rất nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng, tôn vinh Đại tướng là Anh hùng dân tộc của Nhân dân Việt Nam.

Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước kính trọng, yêu quý, học tập và noi theo. Hình ảnh và những cống hiến của Đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng Nhân dân và bạn bè quốc tế. Trong lời điếu trong Lễ quốc tang của Đại tướng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng Nhân dân, là vị tướng của Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”.

Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành, gắn bó mật thiết với Nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức thi đua đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuyên truyền Kỉ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Công sản Việt Nam

93 năm Ngày thành lập Đảng Công sản Việt Nam

(3/2/1930-3/2/2023) mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước đổi mới

Trong không khí hân hoan phấn khởi của xuân Quý Mão 2023, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong 93 năm qua (1930-2023) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã đi qua mọi chặng đường gian khổ để bảo vệ và xây dựng vững chắc Tổ quốc, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đảng lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho dân tộc

Nhìn lại lịch sử từ giữa thế kỷ XIX khi đất nước ta chưa có Đảng lãnh đạo, mặc dù nhân dân ta, dân tộc ta đã dũng cảm vùng lên chiến đấu, không chịu khuất phục trước sự áp bức, xâm lược của chủ nghĩa thực dân nhưng đều không thành công. Điển hình như cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… Giai đoạn này, cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

     Trong bối cảnh đó, ngày 6-5-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, với tên Văn Ba đã rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Qua nhiều năm tháng bôn ba, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ cách mạng giàu kinh nghiệm thực tiễn trong phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa những năm đầu thế kỷ XX. Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm được con đường cách mạng giải phóng cho dân tộc.

Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản.

Ngày 3-2-1930, sau gần 20 năm đi tìm đường cứu nước, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; là bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX và cũng là điểm mở đầu quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của dân tộc trong các giai đoạn sau này.

Với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, làm sống dậy khát vọng giải phóng dân tộc trong nhân dân Việt Nam. Chỉ 15 năm đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc ta đã làm nên kỳ tích vĩ đại - thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân - phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Với thắng lợi vĩ đại ấy: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc”.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Đất nước ta bước vào thời đại mới, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh. Chỉ hơn 4 tháng sau, cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ngày 6-1-1946 đã bầu ra Quốc hội và Chính phủ hợp hiến, hợp lòng dân. Ngay tại kỳ họp thứ hai (tháng 11-1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trang trọng khẳng định quyền độc lập của dân tộc, quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta đánh thắng các kẻ thù xâm lược

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta lại đối mặt với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Trước những khó khăn chồng chất “nghìn cân treo sợi tóc”, Đảng ta một lần nữa tỏ rõ bản lĩnh của một Đảng Mác xít chân chính, chủ động đối phó với thù trong giặc ngoài với phương châm: “Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết”; không thỏa hiệp để làm mất độc lập, chủ quyền đất nước, nhưng sẵn sàng hòa hoãn, nhân nhượng về sách lược để dành thời gian xây dựng thực lực mọi mặt, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng ta đã sáng suốt định ra đường lối “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính”. Theo chiến lược này, Đảng đã tổ chức toàn dân, tập hợp mọi lực lượng đưa vào các đoàn thể kháng chiến, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang vững mạnh bao gồm 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

Vào ngày 7-5-1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" đã tung bay trên hầm tướng De Castries. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve được ký, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

          Vừa ra khỏi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, dân tộc ta lại phải bước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Trước một đội quân xâm lược nhà nghề chưa từng thất bại, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng với những quyết sách chiến lược vô cùng sáng tạo, một lần nữa truyền đến nhân dân và toàn dân tộc niềm tin chiến thắng của chính nghĩa trước thế lực bạo tàn. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng hết sức vẻ vang.

          Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội và nhân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc trường chinh hơn một thế kỷ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thu non sông về một mối, mở ra kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

          Chiến thắng 30-4-1975 là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, là Ngày hội thống nhất non sông. Văn kiện Đại hội IV của Đảng năm 1976 khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

          Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nhưng nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

Đảng lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước

    Sau ngày thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải đối diện với những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, khu vực và trên trường quốc tế. Trước tình hình đó, Đảng ta một lần nữa khẳng định trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới (tại Đại hội VI của Đảng 1986). Theo đó, Đảng ta quyết định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; đồng thời, đổi mới chính sách xã hội, hướng vào những giải pháp nhằm cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân.

          Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, thành tựu nổi bật nhất là tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đứng vào hàng các nước có thu nhập trung bình từ năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 4.000 USD năm 2022. Đặc biệt, năm 2022, tăng trưởng GDP toàn quốc đạt 8,02%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Nhiều kỷ lục khác cũng được xác lập, như kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc trên 700 tỷ USD, xuất siêu 11,2 tỷ USD và là năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu.

          Đã hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn: Dầu khí, dệt may, da giày, thủy, hải sản, lương thực, cây công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử... Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo; nông sản Việt Nam ngày càng thâm nhập được vào nhiều thị trường “khó tính”. Kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới.

          Về văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội được bảo đảm. Chú trọng xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tốt. Cùng với đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên.

          Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 191/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với trên 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO... Việt Nam cũng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…

          Có thể khẳng định, từ khi có Đảng lãnh đạo, dân tộc Việt Nam đã bước sang trang mới huy hoàng. Đất nước ta, từ một dân tộc thuộc địa, nô lệ trở thành một quốc gia độc lập; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng rộng mở, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được tăng cường. Những thành tựu to lớn trên tạo tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển, tự tin bước đến tương lai.

Nguồn: Sưu tầm

Tuyên truyền kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2022)

NGÀY THỐNG NHẤT NON SÔNG

MỐC SON LỊCH SỬ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN

Chiến tranh đã trôi qua gần 50 năm, song trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam vẫn nhớ như in những hình ảnh, những tiếng hô vang về ngày thống nhất non sông của lớp thế hệ cha anh được sống được cống hiến cho Tổ quốc trong thời kỳ chiến tranh. Là những người con của Quê hương được sinh ra trong thời bình, thế hệ 8x, 9x chúng tôi không biết đến tiếng súng, không biết chiến tranh là gì, nhưng chúng tôi luôn tự hào và hãnh diện về Tổ quốc, về những người cha, người chú, người anh, người chị đã không tiếc nuối máu xương, hi sinh cả tuổi thanh xuân để Đất nước có được ngày hôm nay. Qua những lời kể của các bậc cha chú, của các Thầy cô giáo với những trang sách lịch sử hào hùng, những bộ phim tài liệu...chúng tôi càng thêm yêu, quý trọng những gì mà cha anh đã cống hiến và sẽ nhớ mãi những mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.

Trong lịch sử dựng Nước và giữ Nước dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với nhiều kẻ thù sừng sỏ đến từ nhiều Quốc gia khác nhau trên thế giới. Với tinh thần quật khởi, ý chí mãnh liệt, quyết không để quân thù cướp nước, các thế hệ cha ông đã làm nên nhiều chiến thắng, nhiều mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc đã được cả thế giới ghi nhận. Chiến tranh đã lùi xa, sự nghiệp Cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn, nhưng Chiến thắng 30/4 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào, kiêu hãnh  của mỗi người dân Việt Nam trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của Dân tộc. Một lần nữa ngược dòng lịch sử để cảm nhận sâu sắc hơn những dấu ấn, những hi sinh, những thành quả mà cha ông đã giành được trong chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975.

Trong quá khứ lãnh thổ Việt Nam từng bị chia cắt nhiều lần nhưng đáng kể nhất là hai lần chia cắt: Lần chia cắt lần một là lần chia cắt thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1600-1787), lần một bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi triều đình nhà Hậu Lê và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh; Lần hai là lần chia cắt thời Chiến tranh Việt Nam (1954-1976), lần này bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 và Việt Nam thống nhất trong hòa bình về mặt Nhà nước ở năm 1976. Trên danh nghĩa thì Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt. Vào thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn phân tranh thì hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lê và Hoàng đế nhà Lê vẫn được cả chúa Trịnh - chúa Nguyễn công nhận là vua cai trị toàn bộ nước Việt Nam. Lần chia cắt thời chiến tranh Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được coi là biên giới quốc gia hay nhà nướcchính trị mà chỉ là ranh giới hòa bình tạm thời giữa hai vùng tập kết quân đội chính thức; Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn lúc đó cũng tuyên bố là chỉ có một nước và dân tộc Việt Nam duy nhất dựa trên Hiến pháp và theo ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh với những hi sinh mất mát không thể đo đếm được đã để lại cho dân tộc, cho mọi thế hệ người dân Việt Nam về sau nhiều bài học quý cùng những mốc son chới lọi về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong những chiến thắng oanh liệt đó thì Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là chiến thắng vĩ đại nhất, phản ánh nghị lực phi thường, tinh thần quyết thắng giặc Mỹ xâm lược và ý chí thống nhất Tổ quốc không gì lây chuyển nổi của dân tộc ta. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất và phát triển của Đất nước ta. Trong từng giai đoạn phát triển của dân tộc, những mốc son lịch sử, những trận đánh oanh liệt của cha anh luôn được Đảng, Nhà nước và mọi người dân ghi nhớ và coi đó là niềm tự hào, tự tôn của dân tộc Việt Nam. Để khẳng định điều này Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nêu rõ “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Chiến thắng 30/4/1975 đối với dân tộc Việt Nam không phải là một thắng lợi dễ dàng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn ác đó của đế quốc Mỹ là sự hi sinh mất mát của hàng triệu đồng bào, hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống, hàng ngàn làng mạc, thành phố đã bị san phẳng. Trong cuộc chiến tranh này, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, lẽ phải, chúng ta đã chứng minh cho kẻ thù thấy được sưc mạnh của một dân tộc anh hùng. Có nhiều nguyên nhân tạo nên chiến thắng nhưng trong đó, việc phát huy cao độ truyền thống yêu nước và giương cao ngọn cờ chính nghĩa, đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, khát vọng hòa bình, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một trong những nguyên nhân mang tính quyết định. Đó cũng là thắng lợi của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là một trong những giá trị cao cả của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Sự thật lịch sử về chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã quá rõ ràng, không thể bị phủ nhận, lẫn lộn trắng đen.

Thời gian sẽ dần trôi qua, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam sẽ giành thêm nhiều thành tựu to lớn, song  Chiến thắng 30/4 vẫn là một mốc son sáng chói, là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi người dân Việt Nam. Chiến thắng đó sẽ mãi là động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi trở ngại, vững bước trên con đường đổi mới, tiếp tục đưa dân tộc Việt Nam đến những thắng lợi huy hoàng, khẳng định vị thế và uy tín trên trường quốc tế, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới. Chúng ta không cho phép bất cứ ai, với danh nghĩa gì được phép xuyên tạc, bóp méo lịch sử Ngày chiến thắng 30/4/1975. Đối với mọi thế hệ người dân Việt Nam sẽ luôn khắc ghi và nhớ về ngày thống nhất, mốc son lịch sử không thể nào quên.

Tác giả: Giảng viên Lò Ngay Xuân

Bộ môn: Kỹ thuật - Chiến thuật – Quân sự chung

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYÊN TRUYỀN LỄ KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/1930 - 20/10/2021

Trải qua bao đêm trường thế kỉ của chiến tranh, chống chế độ phong kiến bất công, hình ảnh người mẹ, người chị Việt Nam vẫn luôn sáng ngời rạng rỡ. Họ càng chứng minh được phẩm chất của mình là những đóa sen đẹp dịu dàng, thanh khiết.

Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua những chặng đường dài của lịch sử vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu. Là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Có vai trò người yêu, người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp người Việt. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được dân gian lưu truyền trở nên rất gần gũi và đầy tình yêu thương.

Từ ngàn xưa: Đó là hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh được 100 trứng nở 100 con, vì nghiệp lớn, đưa 50 con lên rừng mở nước, dạy dân dựng làng; bà mẹ Thánh Gióng kiên trì nuôi dạy đứa con “chậm nói, chậm đi” để đến một ngày người con đó trở thành anh hùng của dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Xem tiếp...

Ảnh hoạt động

Truy cập

Liên hệ

0912559662

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhà K6, Trường Đại học Tây Bắc, Tổ 2, P. Quyết Tâm, TP. Sơn La